máy kiểm tra khả năng chống nước chống bụi

Thông tin về sản phẩm

: OEBT2.1

: liên hệ

: DMC-Hàn Quốc

: 12 tháng cho máy chính do lỗi của nhà sản xuất

: Chọn

: OEBT2.1 kiểm tra khả năng chống nước, chống bụi cho dòng smartphone

Đặt hàng

Chi tiết sản phẩm

Máy kiểm tra khả năng chống nước chống bụi

Máy kiểm tra khả năng chống nước chống bụi của nhà sản xuất DMC được sử dụng kiểm tra chất lượng sản phẩm của Smartphone/Smartwatch trong dây chuyền sản xuất.

 

Thông tin cấu hình máy OBET 2.1 – máy kiểm tra khả năng chống nước chống bụi

Để xác định khả năng chống nước, chống bụi và các tác động ngoại lực bên ngoài lên một thiết bị ta phải dựa vào những tiêu chuẩn gì?

Chúng ta hãy cùng tham khảo khái niệm tiêu chuẩn và ý nghĩa chống nước IP cùng các chuẩn IP hiện nay.

Tiêu chuẩn chống nước IP (Ingress Protection)

+ Đây là thông số dùng để phân loại và xếp hạng mức độ bảo vệ thiết bị khỏi các tác động ngoại lực từ môi trường bên ngoài do Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IETC) ban hành.

+ IP là từ viết tắt của cụm từ tiếng anh “International Protection” tạm dịch là “bảo vệ chống xâm nhập”.

+ Cấp bảo vệ chuẩn IP được quy định bởi IEC (The International Electro-technical Commission) – Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế – một cơ quan đánh giá sự phù hợp và tiêu chuẩn quốc tế được công nhận trên toàn cầu, đưa ra một tiêu chuẩn để xác định việc bảo vệ đầy đủ các sản phẩm chống lại sự xâm nhập của bụi hoặc nước.

Hệ thống xếp hạng IP ( Chống thấm chống bụi)

Hệ thống xếp hạng này bao gồm ký tự chữ hoặc số, mỗi ký tự sẽ cho biết thông tin về mức độ bảo vệ đối với một tác động khác nhau.

+ Chúng ta thường gặp các chỉ số chuẩn IP như: IP20, IP54, IP65, IP67, IP68,.. Quan sát các chỉ số chuẩn IP bảo vệ này, có thể thấy theo sau chữ “IP” thì sẽ có “2 chữ số”.

+ Mỗi chữ số sẽ đại diện cho mức độ bảo vệ đối với một yếu tố môi trường:

♠ Chữ số đầu tiên là mức độ bảo vệ đối với các chất rắn (bụi) xâm nhập

♠ Chữ số thứ hai cho thấy mức độ bảo vệ đối với sự xâm nhập của chất lỏng (nước).

Trong đó: Chữ số đầu tiên ta sẽ ký hiệu là “X”, chữ số thứ hai ký hiệu là “Y” => ta được “IP-XY”.

CHỈ SỐ CHỐNG BỤI CHỐNG NƯỚC IP – CẤP BẢO VỆ IP

Chống nước chống bụi có tác động như thế nào đối với các thiết bị điện tử?

+ Tính năng chống bụi chống nước là yêu cầu cần phải có của rất nhiều sản phẩm sử dụng trong cuộc sống, mục đích của tính năng này là nhằm đảm bảo được tuổi thọ phục vụ mong đợi của sản phẩm đó đạt độ bền lâu.

+Vấn đề đáng quan tâm là khả năng chống bụi, chống nước đạt được ở mức độ như thế nào?

Ví dụ: cùng là điện thoại di động chống nước.Trong đó:

♠ Có loại cho phép nghe gọi được ngoài trời mưa nhưng sẽ bị hỏng nếu chẳng may bị rơi xuống nước

♠ Có loại nếu bị rớt xuống nước vẫn có thể hoạt động tốt, thậm chí có những loại như IP68 hoặc cao cấp hơn là IP69 thì kể cả cho nó lặn sâu xuống biển cũng chẳng hề hấn gì…

+ Để đánh giá mức độ chống bụi chống nước của một sản phẩm mà nó có thể đạt được thì người ta sẽ tiến hành kiểm tra nó theo:

♣ Tiêu chuẩn IP

♣ Chỉ tiêu đánh giá là cấp bảo vệ IP với các chỉ số IP biểu thị mức độ chống bụi nước đạt được, chỉ số IP càng cao thì khả năng chống bụi chống nước càng hoàn hảo.

CẤP BẢO VỆ IP (chống nước chống bụi) LÀ GÌ?

+ Cấp bảo vệ IP là cấp bảo vệ bởi vỏ ngoài của một thiết bị để chống lại sự xâm nhập của vật thể rắn hoặc chất lỏng từ bên ngoài vào bên trong thiết bị đó.

Cấp bảo vệ IP (hay còn được gọi là cấp bảo vệ vỏ ngoài bằng mã IP) đã được quy chuẩn bởi tiêu chuẩn quốc tế IEC:60259 hoặc tiêu chuẩn việt nam TCVN 4255:2008.

+ Thông thường cấp bảo vệ IP được mã hóa bởi chữ cái đầu IP và hai chữ số biểu thị chỉ số bảo vệ IP.

Ví dụ như: IP20IP44IP54IP65IP66IP67IP68

+ Tiếp sau hai chữ số biểu thị chỉ số bảo vệ IP còn có thể được ghi thêm một đến hai chữ cái phụ.

Ví dụ như: IP23CIP23CSIP68H

Chữ cái IP: Là được viết tắt từ chữ tiếng anh Ingress Protection (nghĩa là bảo vệ chống lại sự xâm nhập).

Chữ số thứ nhất: Là chỉ số bảo vệ IP thể hiện mức độ chống lại sự xâm nhập của vật rắn từ bên ngoài.

Chữ số thứ hai: Là chỉ số bảo vệ IP thể hiện mức độ chống lại sự xâm nhập của nước từ bên ngoài.

Chữ cái phụ: Nó có hai dạng hoặc là chữ cái bổ sung hoặc là chữ cái phụ đã được mã hóa trong tiêu chuẩn và dùng để nêu rõ điều kiện chống lại sự xâm nhập.

CHỈ SỐ IP LÀ GÌ?

+ Chỉ số IP là phần thông tin rất quan trọng của cấp bảo vệ IP, vậy nên khi nói đến khả năng chống bụi chống nước của một thiết bị thì người ta vẫn dùng một trong các cụm từ “chỉ số IP” hoặc “chỉ số bảo vệ IP” hoặc “cấp bảo vệ IP” và chúng đều được hiểu là có cùng nghĩa như nhau.

+ Chỉ số IP gồm hai chữ số (đôi khi còn có thêm chữ cái phụ sau hai chữ số) để nói lên mức độ chống bụi chống nước đạt được của một thiết bị.

+ Hai chữ số của chỉ số IP đã được tiêu chuẩn hóa và được dùng rất phổ biến, ý nghĩa của các chữ số đó là như sau:

Bảo vệ khỏi hạt rắn theo chuẩn IP (X)

Các chữ số đầu tiên “X” cho thấy mức độ bảo vệ chống lại tác động các đối tượng bên ngoài (ví dụ, dây dẫn điện, bộ phận chuyển động) và sự xâm nhập của các hạt rắn từ bên ngoài “bụi”:

♣ 0: Không có bảo vệ gì.

♣ 1:Vật có kích thước lớn hơn 50 mm. Bất kỳ bề mặt lớn của cơ thể, chẳng hạn như bàn tay.

♣ 2: Bảo vệ khỏi những vật có bán kính lớn hơn 12.5 mm, ví dụ như ngón tay.

♣ 3: Bảo vệ khỏi những vật có bán kính lớn hơn 2.5mm, ví dụ như tuốc-lơ-vít hoặc các công cụ khác.

♣ 4: Bảo vệ khỏi những vật có bán kính lớn hơn 1mm, ví dụ như dây điện.

♣ 5: Bảo vệ khỏi một lượng bụi nhất định (không quá nhiều).

♣ 6: Chống bụi hoàn toàn.

Bảo vệ khỏi chất lỏng theo chuẩn IP (Y)

Các chữ số thứ hai “Y” chỉ ra mức độ bảo vệ thiết bị khỏi chất lỏng “nước”:

♣ 0: Không có bảo vệ gì.

♣ 1: Bảo vệ khỏi nước nhỏ giọt (Nhỏ giọt nước (theo chiều dọc rơi giọt) sẽ không ảnh hưởng) (Thời gian kiểm tra: 10 phút. Nước tương đương với 1 mm lượng mưa mỗi phút)

♣ 2: Bảo vệ khỏi những giọt nước khi nghiêng lên đến 15° (Thời gian kiểm tra: 10 phút. Nước tương đương với 3 mm lượng mưa mỗi phút)

♣ 3: Bảo vệ khỏi những giọt nước khi nghiêng lên đến 60° (Thời gian kiểm tra: 5 phút. Lượng nước: 0.7 lít mỗi phút. Áp lực: 80-100 kPa)

♣ 4: Bảo vệ khỏi nước xối từ mọi hướng. Lượng nước có hạn. (Thời gian kiểm tra: 5 phút. Lượng nước: 10 lít mỗi phút. Áp lực: 80-100 kPa)

♣ 5: Bảo vệ khỏi nước từ một vòi phun (6.3 mm) từ bất kỳ hướng nào sẽ sẽ không ảnh hưởng. (Thời gian thử nghiệm: ít nhất 15 phút. Lượng nước: 12.5 lít mỗi phút. Áp lực: 30 kPa ở khoảng cách 3m)

♣ 6: Bảo vệ khỏi nước từ một vòi phun (12.5 mm) từ bất kỳ hướng nào sẽ sẽ không ảnh hưởng.(Thời gian thử nghiệm: ít nhất 3 phút. Lượng nước: 100 lít mỗi phút. Áp lực: 100 kPa ở khoảng cách 3m)

♣ 6K: Bảo vệ khỏi nước từ một vòi phun (12.5 mm) từ bất kỳ hướng nào dưới áp lực cao sẽ không ảnh hưởng. (Thời gian thử nghiệm: ít nhất 3 phút. Lượng nước: 75 lít mỗi phút. Áp lực: 1000 kPa ở khoảng cách 3m)

♣ 7: Bảo vệ khỏi nước dưới độ sâu từ 15cm đến 1m. (Thời gian thử nghiệm: 30 phút. Ngâm ở độ sâu tối đa là 1m đo ở phía dưới của thiết bị, và ít nhất là 15 cm đo ở đầu của thiết bị)

♣ 8: Bảo vệ khỏi nước khoảng thời gian dài dưới độ sâu trên 1m và có áp lực. (Thời gian kiểm tra: ngâm liên tục trong nước. Độ sâu theo quy định của nhà sản xuất, thường lên đến 3m)

♣ 9K: Bảo vệ chống lại gần phạm vi áp suất cao, nhiệt độ cao.

Bảo vệ khỏi tác động ngoại lực (Z)

Ở một số sản phẩm, người ta còn có thêm ký tự thứ 3 sau chữ số “Y” như “IP54, 5 “. Số thứ ba “Z” này chỉ ra tác dụng bảo vệ khỏi các tác động cơ khí từ bên ngoài, được đánh số từ 1 đến 6 theo mức độ bảo vệ tăng dần như sau:

♣  0: Không bảo vệ

♣  1: Bảo vệ chống lại tác động của 0.225 Jun (vd: một vật nặng 150g rơi từ độ cao 15 cm)

♣  2: Bảo vệ chống lại tác động của 0.357 Jun (vd: một vật nặng 250g rơi từ độ cao 15 cm)

♣  3: Bảo vệ chống lại tác động của 0.5 Jun (vd: một vật nặng 250g rơi từ độ cao 20 cm)

♣  4: Bảo vệ chống lại tác động của 2.0 Jun (vd: một vật nặng 500g rơi từ độ cao 20 cm)

♣  5: Bảo vệ chống lại tác động của 6.0 Jun (vd: một vật nặng 1.5kg rơi từ độ cao 40 cm)

♣  6: Bảo vệ chống lại tác động của 20.0 Jun (vd: một vật nặng 5kg rơi từ độ cao 40 cm)

DMC WTP ( water proof tester)- chống thấm nước

DMC VCT ( volume check tester)

tags: thiết bị kiểm tra độ nhớt DVplus